Nhiều người nghĩ rằng khi bị ong đốt không có gì nguy hiểm, chỉ cần tìm thuốc bôi để giảm đau, giảm sưng, vài ba ngày là khỏi. Nhưng thực tế có nhiều loài ong chỉ cần 1 đốt chích cũng khiến nạn nhân rơi vào tình trạng nguy hiểm tính mạng nếu không được sơ cứu đúng cách. Ong chích nguy hiểm như thế nào? Cách xử lý khi bị ong đốt ra sao cho đúng? Dưới đây là một số khuyến cáo của bác sĩ được USA Pest Control tổng hợp.
Mục lục bài viết
Bị ong đốt có nguy hiểm không?
Theo các bác sĩ điều trị, nọc của các loài ong được chứa trong 2 tuyến dẫn vào một kim chích sau đít ong. Tuyến bên trái chứa chất kiềm lỏng, tuyến bên phải chứa axit lỏng. Nọc ong có thành phần chính là protein kèm theo men xâm nhập, men tiêu huyết, tiêu tế bào, các chất gây dị ứng và acetylcholine.
Tuy nhiên, không phải độc của tất cả các loài ong đều giống nhau. Ong mật gần như không độc. Ngược lại, các loài ong vò vẽ, ong đất, ong bắp cày… và các loài ong ở vùng núi có chất độc cực mạnh. Đôi khi, chỉ cần 1 hoặc 2 vết đốt cũng khiến nạn nhân có nguy cơ tử vong.

Nhận diện vết đốt của các loài ong
Ong mật: Đốt bàn chân sau cùng (chân thứ 3) của chúng to lên. Thường mang theo cục phấn hoa (giỏ phấn), khi đốt ong để lại ngòi, tổ có mật.
Ong bắp cày: (ong mặt ngựa, ong đất, ong bù trình): kích thước rất to, có thể cỡ ngón tay, rất hung dữ. Các loài ong này khi đốt không để lại ngòi và một con có thể đốt nhiều nốt. Chúng làm tổ dưới mặt đất bằng cách dùng tổ mối đã bỏ đi, hốc đất, người đi rừng dễ dẫm phải.
Ong vò vẽ: tổ có hình bầu nậm hoặc hình khối lớn chỉ có một lỗ để ong ra vào, có hoa văn như hình vẽ, rất hung dữ. Chúng thường làm tổ trên cây, mái nhà, cột,…
Các triệu chứng phát độc khi bị ong đốt
Khi bị ong đốt, nạn nhân sẽ bị nhiễm độc, sốt… Nếu bị đốt nhiều mũi (từ 5 -10 đốt trở lên), sẽ khiến người mệt, khó chịu, sưng đau, đặc biệt đối với vết đốt ở đầu, mặt, cổ, vai trên… Nặng hơn, nọc độc có thể gây vỡ hồng cầu, tan máu, tổn thương cơ, tiêu cơ vân, rối loạn đông máu… Bệnh nhân có thể bị chảy máu phổi, tổn thương tim, suy tim, suy thận, thậm chí dẫn đến tử vong rất đáng tiếc.
Phương pháp sơ cứu ban đầu rất quan trọng để tránh độc lây nhanh khắp cơ thể dẫn đến suy đa tạng. Dưới đây là phương pháp xử lý khi bị ong đốt đúng cách.

Cách xử lý đúng khi bị ong đốt
Khi bị ong tấn công, bạn nên giữ bình tĩnh, cần che vùng đầu, cổm tai để không bị đốt. Sau đó dùng tay xới đất cát vung lên để xua ong đi chỗ khác. Tránh tuyệt đối khong dùng nhánh cây, quần áo để xua chúng, vì càng đuổi chúng càng bu lại tấn công dữ dội hơn.
Nhanh chóng ra khỏi khu vực có ong và tiến hành sơ cứu theo các bước sau:
Bước 1: nhổ bỏ kim chích
Dùng tay khều nhẹ hoặc dùng nhíp lấy vòi chích của ong ra càng nhanh càng tốt, hầu như các con ong đều để lại vòi chích và túi nọc ở vết đốt trên da. Tuy nhiên, bạn không được nặn ép bằng tay vì có thể làm nọc độc lan ra nhanh và nhiều hơn vì trong đó vẫn còn nọc độc.
Bước 2: sát trùng vết đốt và giảm đau
Để làm sạch vùng da bị ong đốt, bạn nên dùng xà phòng và nước ấm để rửa sạch. Sau đó bôi dung dịch sát khuẩn như Povidine 10% hoặc cồn 70 độ lên vết đốt mỗi ngày 2 lần để khử hết chất độc trên da.
Hoặc có thể dùng các loại thảo dược để kháng viêm, giảm đau, giảm ngứa do ong đốt.
- Dùng củ, lá môn chà xát tại chỗ.
- Dùng bã trà còn ướt, chà xát tại chỗ để giúp giảm đau.
- Lấy rau sam hay lá hẹ giã nhuyễn đắp tại chỗ;
- Sử dụng gừng tươi cắt lát chà xát vết thương;
- Đối với giống ong có độc thì lấy rau dền vò nát, xát vào vết đốt.
- Nếu bị ong vàng (ong nghệ) đốt, dùng đường đen hay giấm chua thoa ngay lên vết thương.
Để thải độc từ bên trong, bạn cần phải uống nhiều nước hoặc nước ép rau để loại thải các độc tố. Đồng thời giảm sưng bằng cách chườm đá lạnh lên vết đốt.
Bước 3: đưa ngay đến cơ sở y tế gần nhất
Sau khi sơ cứu bước đầu ở nhà, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám và theo dõi. Tại đây, các bác sĩ sẽ tiến hành điều trị hợp lý, nạn nhân chỉ cần nhận dạng con ong đã đốt mình để cung cấp cho bác sĩ biết
Để tránh tình trạng nặng hơn, bạn và người nhà không nên tự phán đoán rồi bôi các loại thuốc không được chỉ dẫn của bác sĩ mà dẫn đến những nguy cơ khó lường.

Cách phòng tránh bị ong đốt
Loài ong thường tấn công con người khi bạn vô tình hay cố ý phá tổ của chúng, hoặc trên cơ thể có mùi hương hấp dẫn chúng. Khi ong tấn công, có thể bạn sẽ không đủ bình tĩnh để nhận diện chúng. Để tránh ong đốt, bạn cần chú ý đến các vấn đề sau:
- Tránh xa những khu vực có ong sinh sống
- Không chọc phá tổ ong. Khi bị kích động, ong sẽ tiết ra chất báo động khiến cả đàn bay tới.
- Không mặc quần áo sáng màu khi đi vào rừng, không dùng nước hoa, dầu gội, mỹ phẩm có mùi thơm ngọt. Không đi chân đất, mặc quần áo quá rộng. Đội mũ có lưới che mặt, đi găng tay, mặc quần áo kín để tránh ong đốt bất ngờ.
- Nếu thấy ong tiến lại gần, bạn không nên chạy đi, chỉ cần đứng hay ngồi im là chúng sẽ không nhìn thấy nữa.
- Dùng khói để xua ong đi hết. Sau đó dùng màn hoặc lưới nhỏ để bọc tổ ong và gỡ đi.
Trên đây là hướng dẫn cách xử lý khi bị ong đốt và cách phòng tránh. Hy vọng sẽ giúp ích cho bạn tránh nguy hiểm đến tính mạng khi bị chích.