Loài ruồi và những điều lý thú có thể bạn chưa biết về ruồi

Tổng quan về ruồi
1.137 Đã xem

Nhắc đến ruồi, người ta nghĩ ngay đến loài côn trùng trung gian truyền nhiều bệnh nguy hiểm cho con người. Loài côn trùng chỉ sống ở những nơi dơ bẩn nên cơ thể chúng bao giờ cũng chứa vi khuẩn. Mặc dù không có quá nhiều người sợ ruồi như gián, nhưng con người luôn tìm cách để tiêu diệt ổ vi khuẩn tuy nhỏ nhưng lại có vỏ này.

Mặc dù dơ bẩn, nhưng loài ruồi cũng có khá nhiều điều lý thú mà có thể bạn vẫn chưa biết. Ngay bây giờ,  hãy cùng Dịch vụ diệt côn trùng tại nhà – USA Pest Control tìm hiểu tất tần tật về ruồi, giải mã những điều lạ mà có thể trước đây bạn chưa từng biết về ruồi.

===> 30 Cách diệt ruồi và đuổi ruồi tại nhà HIỆU QUẢ

Ruồi là loài côn trùng ưa bẩn và là vật trung gian gây bệnh cho con người
Ruồi là loài côn trùng ưa bẩn và là vật trung gian gây bệnh cho con người

Giới thiệu chung về loài ruồi

Ruồi có tên khoa học của chúng là Diptera (theo tiếng Hy Lạp, di có nghĩa là “hai” và pteron là “cánh”). Và thực tế, loài ruồi có một cặp cánh đơn ở đốt ngực giữa và cặp bộ phận thăng bằng nằm ở cánh sau trên đốt ngực cuối.

Ruồi được xếp vào một bộ lớn, trong đó có 240.000 loài gồm có muỗi, ruồi nhuế và rất nhiều các loài côn trùng khác. Có khoảng ½ loài đã được nghiên cứu, trong đó nhiều đặc điểm của ruồi đã có đóng góp quan trọng trong y học và kinh tế.

Loài ruồi nói riêng và bộ côn trùng 2 cánh nói riêng rất đa dạng về mặt sinh thái học. Rất nhiều loài ruồi có tập tính sống hoàn toàn khác nhau:

  • Loài sống nội ký sinh: Bot Fly.
  • Loài sống ngoại ký sinh: Ruồi đen, ruồi cát.
  • Loài hút máu: Horse Fly.
  • Và một số loài ruồi làm nhiệm vụ thụ phấn khi chúng ăn phấn hoa hoặc mật hoa.

Ruồi rất “dễ nuôi” bởi chúng ăn tất cả các loại thực phẩm, chất thải của con người, động vật. Đặc biệt loài này rất thích các loại chất thải mang mầm bệnh như đờm, chất nôn, dãi, máu và các tổ chức hoại tử… Cũng chính vì điều này mà cơ thể ruồi mang rất nhiều mầm bệnh, và mọi người chưa bao giờ có thái độ thân thiện với loài này.

Ruồi ăn tất cả loại thực phẩm, chất thải con người, động vật
Ruồi ăn tất cả loại thực phẩm, chất thải con người, động vật

Cấu tạo cơ thể của ruồi

Cấu tạo cơ thể của một con ruồi trưởng thành được chia thành 3 phần: Đầu, ngực và bụng mỗi phần chứa một số bộ phận và nhận nhiệm vụ khác nhau.

Phần đầu

Đầu ruồi bao gồm một cặp mắt, râu và khoang miệng. Râu nhận nhiệm vụ phát hiện mùi và cấu trúc râu của con cái, con đực không giống nhau. Phần mắt kép có cấu tạo tinh vi giúp loài côn trùng này có tầm nhìn bao quát hơn.

Loài ruồi sinh tồn chủ yếu là nhờ vào thị lực, chính vì thế nên mắt kép của chúng bao gồm hàng nghìn các thấu kính vô cùng nhạy cảm và chuyển động liên tục. Một số loài có thể nhìn được hình ảnh 3D rõ nét và một số loài khác còn có cơ quan thính giác vô cùng tiến hóa.

Phần ngực

Phần ngực của loài côn trùng này là nơi chứa cặp cánh, bộ phận thăng bằng và 3 cặp chân.

Cặp cánh đơn của ruồi nằm ở đốt ngực giữa, ngoài ra chúng còn có một bộ phận thăng bằng gọi là cánh sau nằm ở đốt ngực cuối. Chân của loài này có 3 cặp gắn với ngực và có 5 đốt với khung xương chân vô cùng cứng cáp.

Phần bụng

Phần bụng của ruồi có  11 đốt hoặc có một số loài phân thành 10 đốt (2 đốt cuối được hợp nhất). 2 – 3 đốt cuối của phần bụng chứa cơ quan sinh sản của chúng. Ngoài ra, bụng của loài này còn chứa các cơ quan tiêu hóa.

Thông thường phủ quanh cơ thể ruồi còn có một lớp lông như một cơ quan giúp chúng có thể cảm nhận được thức ăn và mùi vị.

Cấu tạo cơ thể ruồi được chia thành 3 phần Đầu - Ngực - Bụng
Cấu tạo cơ thể ruồi được chia thành 3 phần Đầu – Ngực – Bụng

Vòng đời của ruồi – Ruồi sống được bao lâu

Để có thể phát triển thành một con ruồi trường thành, bay đậu khắp nơi thì ruồi phải trải qua 4 giai đoạn phát triển: Trứng – Ấu trùng – Nhộng – Ruồi trường thành. Tùy theo từng loài ruồi khác nhau mà vòng đời của chúng cũng có thể xê dịch khác nhau. Lấy điển hình là loài ruồi nhà, sự sống của chúng trải qua 4 giai đoạn cụ thể như sau:

Giai đoạn trứng

Con cái sau khi được thụ tinh từ con đực sẽ tìm một nơi thuận tiện nhất để đẻ trứng. Chúng sẽ tìm những nơi dơ bẩn nhất để sinh sản như xác chết động vật, bãi rác… Sở dĩ chúng đẻ trứng ở những nơi này bởi đây là nơi lý tưởng để ấu trùng của chúng dễ dàng phát triển hơn.

Trứng của ruồi có màu trắng đục kích thước khoảng 1,2mm. Mỗi lần sinh sản chúng có thể cho ra 75 – 150 trứng. Trung bình cuộc đời của ruồi cái có thể sinh sản từ 500 – 900 trứng.

Giai đoạn ấu trùng (Giòi)

Trứng nở ra thành ấu trùng mất khoảng 1 – 3 ngày, ấu trùng còn được gọi là giòi. Chúng sau khi chui ra khỏi trứng sẽ ăn các chất hữu cơ xung quanh để hấp thụ protein, dưỡng chất… tại chính nơi mà mẹ chúng đã đẻ trứng.

Kích thước của giòi trong giai đoạn này khoảng từ 3 – 9mm và chúng sẽ có khoảng 2 lần lột xác để cơ thể lớn dần. Ở giai đoạn này, nhiệm vụ chủ yếu của ấu trùng là chỉ ăn để tích trữ năng lượng, đến một thời điểm chúng sẽ chui vào nơi tối tăm để chuẩn bị hóa thành nhộng.

Giai đoạn nhộng

Sau khoảng thời gian tích trữ năng lượng từ 2 tuần đến 1 tháng ấu trùng sẽ lột xác thành nhộng. Lúc này chúng đã ở một nơi khô ráo, mát mẻ và không có ánh sáng để tiếp tục sự phát triển của mình.

Trên thực tế, nhộng là một cái kén chứa ấu trùng đang tiến hóa dần dần thành ruồi. Nhộng có hình trụ, đầu tròn, vỏ bắt đầu cứng dần độ dài đạt khoảng 1,2mm. Nhộng ban đầu có màu vàng nhạt sau đó sẫm dần sau cùng sẽ chuyển thành nâu đỏ.

Giai đoạn ruồi trưởng thành

Nhộng sẽ tiến hóa thành ruồi trưởng thành chỉ từ 2 – 6 ngày trong điều kiện lý tưởng và mất 20 ngày nếu ở thời tiết xấu. Ruồi sẽ đục lớp vỏ nhộng và chui ra ngoài, kích thước của chúng lúc này đạt từ 5 – 8mm.

Thời gian để chúng có thể phát triển hoàn thiện đầy đủ ở con đực và 16 giờ và ở con cái là 24h. Sau đó chúng sẽ bay đậu khắp nơi để tìm kiếm thức ăn và làm nhiệm vụ tạo ra vòng đời mới sau này.

Trung bình tuổi thọ của loài ruồi nhà vào khoảng 28 ngày bao gồm cả thời gian từ giai đoạn trứng. Như vậy chúng chỉ có khoảng 14 ngày ở giai đoạn con trưởng thành, tuy thời gian ngắn nhưng chúng lại sản sinh ra hàng nghìn trứng nên số lượng ngày càng nhiều hơn.

 Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đoạn: Trứng – Ấu Trùng – Nhộng – Ruồi trưởng thành

Vòng đời của ruồi trải qua 4 giai đoạn: Trứng – Ấu Trùng – Nhộng – Ruồi trưởng thành

Một số thông tin thú vị về loài ruồi có thể bạn chưa biết

Cơ thể ruồi chứa hàng trăm vi khuẩn

Mệnh danh là loài côn trùng dơ bẩn, ruồi rất yêu thích những nơi xú uế. Nhờ vào chiếc râu đánh hơi tài tình nên chúng có thể tìm đến những nơi chúng yêu thích rất nhanh.

Do thường xuyên bâu đậu vào những nơi dơ bẩn nên chân ruồi có chứa hàng trăm vi khuẩn. Cũng chính vì điều này mà khi đậu vào thức ăn chúng sẽ đưa mầm bệnh vào thức ăn và gián tiếp gây ra bệnh cho con người như: Ngộ độc thức ăn, tiêu chảy, tả, thương hàn…

Thức ăn của ruồi ở dạng lỏng

Ruồi hút thức ăn một đầu hút ở miệng, chúng không ăn trực tiếp bằng miệng như nhiều loài khác. Chính vì thế nên thức ăn được ruồi tiếp nhận vào cơ thể thường ở dạng lỏng.

Ruồi có cấu tạo mắt đặc biệt

Mắt ruồi có cấu tạo vô cùng đặc biệt, gồm hàng nghìn thủy tinh thể tí hon. Ruồi có thể nhìn được ánh sáng tia cực tím, mắt của chúng còn cho phép thay đổi góc nhìn một cách nhanh chóng. Chính điều này đã giúp ruồi có thể nhận diện những tia sáng trong điều kiện tự nhiên để bay và đảo người với vận tốc cực nhanh mà không bị mất phương hướng.

Nhờ vào đó, con người đã có thể ứng dụng mắt ruồi nhân tạo, với độ cảm quan và vô cùng nhạy bén. Mắt ruồi nhân tạo đang được thử nghiệm ứng dụng để trang bị cho máy bay không người lái. Đặc biệt hơn nữa khi các nhà nghiên cứu đang tìm cách để sản xuất thiết bị này hỗ trợ người khiếm thị và kỳ vọng ứng dụng chúng vào công nghệ sản xuất ô tô không người lái.

Mắt của ruồi có cấu tạo đặc biệt giúp nhận biết tia sáng và thay đổi góc nhìn nhanh chóng
Mắt của ruồi có cấu tạo đặc biệt giúp nhận biết tia sáng và thay đổi góc nhìn nhanh chóng

Ruồi giúp ích cho pháp y

Giòi hay ấu trùng giai đoạn thứ 2 phát triển của ruồi mặc dù là nỗi khiếp sợ của rất nhiều người. Tuy nhiên ấu trùng giòi lại là bằng chứng để các nhân viên pháp y có thể xác định được thời điểm và nơi tử vong của xác chết.

Mặc dù có nhiều nguy hiểm nhưng loài ruồi cũng đã có những đóng góp hữu ích cho cuộc sống con người. Dù như thế, bạn cũng nên có những biện pháp phòng tránh, ngăn chặn để hạn chế sự sinh sản và phát triển khá nhanh của chúng. Qua những thông tin hữu ích được cung cấp trên đây, hy vọng rằng mọi người sẽ có những cách để tiêu diệt ruồi tốt nhất, giảm thiểu các bệnh dịch do loài ruồi gây ra.

Địa chỉ bán thuốc diệt ruồi tại TPHCM uy tín – Có báo giá

Mua thuốc ruồi tại TPHCM ở Công ty USA Pest Control ngày càng được nhiều...

Công ty dịch vụ diệt ruồi TẬN GỐC tại nhà, hiệu quả 100%

Dịch vụ diệt ruồi của công ty USA Pest Control là đơn vị có nhiều...

Cách đuổi ruồi trong quán ăn, nhà hàng nhanh chóng

Ruồi là một vấn đề lớn đối với các nhà hàng. Các nhà hàng, quán...

6 cách diệt ruồi giấm tại nhà siêu hiệu quả và đơn giản

Ruồi giấm là những con ruồi nhỏ quanh trái cây, thường bu lại trái cây...

6 loại ruồi phổ biến tại Việt Nam có thể bạn chưa biết

Ở Việt Nam, ruồi thường bắt gặp trong nhà, chuồng gia súc hoặc cơ sở...

30 Cách diệt ruồi và đuổi ruồi tại nhà HIỆU QUẢ

 Ruồi là loài côn trùng có khả năng truyền bệnh vì chúng ăn phân người...