Việt Nam nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa độ ẩm cao nên là điều kiện phát triển của rất nhiều loài côn trùng. Cũng chính vì thế mà tình trạng bị côn trùng cắn xảy ra khá phổ biến, khi bị côn trùng đốt sẽ xảy ra các phản ứng nhẹ tại chỗ như côn trùng cắn sưng to ngứa, mưng mủ, tấy đỏ… Mặc dù được ghi nhận không gây ra những biến chứng nguy hiểm đối với người lớn, tuy nhiên cảm giác khó chịu khi bị côn trùng cắn là không thể phủ nhận.
Côn trùng đa dạng về loài và mỗi loài sẽ gây ra những vết đốt đặc trưng, triệu chứng khác nhau. Vì vậy khi muốn xử lý vết côn trùng cắn đúng cách, bạn cần phải nhận diện được vết đốt đó của loài côn trùng nào. Việc xử lý đúng cách sẽ giúp bạn giảm ngứa, giảm sưng tấy và vết đốt sẽ nhanh khỏi hơn.
Mục lục bài viết
Kinh nghiệm nhận biết vết côn trùng cắn chính xác
Trước hết bạn cần nhớ lại mình đã bị cắn ở đâu? Thông thường mỗi loài côn trùng sẽ có nơi trú ngụ riêng và việc xác định bị đốt ở đâu cũng sẽ giúp bạn có thêm thông tin để xác định chính xác loài côn trùng đó.
Kết hợp với đó là quan sát vết đốt trên cơ thể, mỗi loài côn trùng đốt sẽ có những vết sưng tấy khác nhau và dưới đây là dấu hiệu nhận biết khi quan sát vết đốt.
Muỗi
Vết muỗi đốt thường có những đốm đỏ sưng tấy, kích thước vết muỗi đốt từ 2mm tùy thuộc vào từng loại muỗi và độ độc của chúng sẽ có kích thước lớn hơn khác nhau. Các vết muỗi đốt xuất hiện đơn độc trên các vùng da hở và mỏng.

Kiến
Vết kiến cắn trong giống như vết muỗi đốt, xuất hiện vết nhỏ màu hồng và thường dây ngứa khó chịu. Khi vừa bị kiến đốt, bạn sẽ cảm thấy khá đau và rất khó chịu. Đặc biệt đối với loài kiến lửa đỏ, vết cắn có thể bị sưng mủ, nhói buốt dai dẳng.
Nhiều trường hợp khi bị kiến lửa đốt còn có các triệu chứng chóng mặt, hoa mắt, thở gấp và sốc. Vấn đề này phụ thuộc vào hệ miễn dịch của mỗi người.

Rệp giường
Vết cắn của rệp giường sẽ xuất hiện thành hàng hoặc cụm ngẫu nhiên. Các vết rệp giường cắn có nốt đỏ ở giữa và rõ rệt hơn so với các vùng xung quanh.
Các vết cắn của rệp giường trong như muỗi đốt nhưng xuất hiện theo cụm. Cảm giác ngứa và đau hơn so với việc bị muỗi đốt.

Ong mật
Vết đốt của ong mật gây sưng đỏ, nóng rát rất đau và ngứa. Vết sưng sẽ có đường viền đỏ và xuất hiện một điểm trắng nhỏ nơi ngòi ong châm vào da. Các vùng da xung quanh cũng có thể bị sưng do ảnh hưởng của vết đốt từ ong mật.

Ong bắp cày, ong vò vẽ
Vết đốt của ong bắp cày hay ong vò vẽ sẽ xảy ra tình trạng sưng nghiêm trọng và rất đau. Các vết đốt thường không để lại ngòi chích nên chúng rất có thể sẽ tiếp tục tấn công bạn. Riêng với ong vò vẽ do tính độc của loài ong này, vết đốt sẽ xuất hiện các vết xuất huyết trên da.

Bọ ve
Nhận biết vết cắn của bọ ve là vết nổi lên có đốm đỏ, tuy nhiên các vết này thường không đau. Chính vì thế nên đôi khi bạn bị bỏ sót, mặc dù chúng vô hại nhưng lại mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm.

Bọ chét
Vết đốt của bọ chét thường bị nhầm lẫn là dị ứng hoặc vết muỗi đốt đỏ và sưng. Tuy nhiên, các vết đốt này thường gây đau ngứa nhiều hơn. Thường các vết đốt của bọ chét chỉ xuất hiện ở chân, các vết cắn thường cách nhau 1 – 2cm.

Chấy rận
Nhận dạng vết chấy rận cắn khi vết cắn xuất hiện các chấm nhỏ màu đỏ. Các vết đốt thường tập trung ở đầu, cổ và phía sau tai.
Vết chấy rận xuất hiện theo nhóm cách nhau vài centimet và da trông như bị đâm thủng, các vết màu đỏ và thường không quá sưng.

Hướng dẫn xử lý vết côn trùng cắn đúng cách
Côn trùng đốt dù không quá nguy hiểm, tuy nhiên bạn cần phải biết cách xử lý nếu không vết côn trùng cắn lâu lành hơn và có thể gây ra nhiều biến chứng.
- Khi bị côn trùng cắn các dấu hiệu thường gặp bao gồm: Đau, đỏ, sưng, ngứa/ ngứa ran, bỏng, tê… Các dấu hiệu này bạn hoàn toàn có thể xử lý vết thương ngay tại nhà để làm dịu cơn đau, ngứa và sưng. Các vết này sẽ biến mất sau vài giờ hoặc vài ngày tùy thuộc cơ địa của mỗi người.
- Các triệu chứng sốc phản vệ khi bị ong hay côn trùng đốt khác cần phải nhanh chóng thăm khám bác sĩ để có những can thiệp kịp thời.
Dưới đây là quy trình xử lý vết côn trùng đốt đúng cách:
Bước 1: Vệ sinh vết côn trùng cắn
Bạn có thể sử dụng xà phòng và nước để làm sạch vết cắn đồng thời giúp ngăn ngừa nhiễm trùng. Với những loài côn trùng để lại ngòi chích trên vết đốt, bạn cần phải nhẹ nhàng loại bỏ ngòi độc ra khỏi vết đốt trước khi làm sạch.

Bước 2: Giảm sưng giảm ngứa
Bạn có thể áp dụng phương pháp chườm lạnh để làm giảm sưng giảm ngứa vết côn trùng cắn. Ngoài ra, bạn nên kết hợp nâng cao vùng da có vết côn trùng đốt để giảm lượng máu đến vết thương.
Trong trường hợp nặng hơn, bạn có thể sử dụng các loại thuốc kháng histamine và các loại thuốc bôi côn trùng cắn để làm dịu cơn ngứa, giảm sưng. Việc sử dụng thuốc uống, thuốc bôi khi côn trùng cắn cần được tham vấn từ bác sĩ hoặc những người có đủ chuyên môn.
Ngoài ra, người bị côn trùng cắn cần phải hạn chế tối đa việc gãi ngứa. Bởi rất có thể bạn sẽ khiến cho vết cắn bị nhiễm trùng nhiều hơn và đôi khi còn để lại các vết thâm sẹo.

Bước 3: Theo dõi triệu chứng và xử lý các vấn đề phát sinh
Vết côn trùng cắn sưng nhức, sưng mủ, nổi mụn nước hay phồng rộp nếu xử lý đúng cách sẽ nhanh khỏi. Tuy nhiên, nếu quan sát có những triệu chứng bất thường sau đó thì cần phải có sự can thiệp của các cơ sở y tế hoặc bác sĩ chuyên khoa.
- Sau khi bị côn trùng cắn bạn bị nổi mề đay, phát ban, sưng cổ họng hoặc lưỡi, khó thở. Đây có thể là triệu chứng sốc phản vệ do côn trùng đốt và cần phải can thiệp y tế kịp thời.
- Nếu đã xử lý vết côn trùng đốt đúng cách nhưng các triệu chứng ngứa, sưng đỏ, mưng mủ vẫn dai dẳng hoặc có tiến triển xấu hơn. Lúc này bạn cần đến gặp bác sĩ ngay để không gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm.
- Mặc dù, các vết cắn của côn trùng có thể không nguy hiểm. Tuy nhiên, có rất nhiều loài côn trùng là vật trung gian truyền bệnh. Chính vì thế sau khi bị côn trùng đốt, nếu xuất hiện các triệu chứng như sốt, đau nhức, buồn nôn hoặc nôn cần phải nhanh chóng đến cơ sở y tế. Bởi đây là những triệu chứng của các bệnh lý nghiêm trọng hơn như sốt rét, sốt xuất huyết, Lyme, Rocky Mountain, viêm não…

>> Xem thêm: Cách xử lý vết đốt khi bé bị côn trùng cắn
Côn trùng cắn là điều khó tránh khỏi cho trẻ em và cả người lớn, chính vì thế bạn nên ghi nhớ việc xử lý vết côn trùng đốt đúng cách để vết đốt nhanh khỏi. Ngoài ra, bạn cũng nên thường xuyên vệ sinh nhà cửa và áp dụng một số phương pháp đuổi côn trùng thiên nhiên để kìm hãm sự phát triển của côn trùng và hạn chế việc côn trùng đốt trẻ em và người lớn.