Hướng dẫn cách xử lý đúng khi bé bị côn trùng cắn cho mẹ bỉm sữa

bé bị côn trùng cắn
779 Đã xem

Bé bị côn trùng cắn là điều thường xuyên xảy ra, nhất là khi vui chơi ngoài thiên nhiên. Nói chung, vết cắn của côn trùng thường nhẹ, có thể gây đau nhức, ngứa, sưng đỏ tại chỗ. Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, vết cấn của các loài côn trùng (ong, bọ cạp, nhện rừng,…) có thể gây ra các triệu chứng dị ứng toàn thân như nổi mề đay, sưng phù nề, nhiễm trùng máu gây teo não, nặng hơn có thể bị sốc phản vệ làm tụt huyết áp và gây tử vong.

Chính vì thế nên khi trẻ bị côn trùng cắn bố mẹ cần biết cách xác định vết cắn đó là của loài côn trùng nào. Để có cách xử trí kịp thời và tránh làm ảnh hưởng đến sức khỏe của bé.

1. Cách nhận biết vết đốt khi bé bị côn trùng cắn

===> 27+ Cách  diệt côn trùng tại nhà HIỆU QUẢ NHẤT

===> Dịch vụ diệt côn trùng tại TPHCM – USA Pest Control

Vết cắn của các loại côn trùng có thể chia thành có độc và không có độc. Các mẹ bỉm sữa cần phải quan sát vết đốt và những biểu hiện trên cơ thể bé để xác định đồng thời đưa ra những biện, pháp xử lý phù hợp nhất.

Nhận biết vết cắn côn trùng có độc

Các loài côn trùng cắn gây độc sẽ tiêm độc tố qua vòi của chúng gây đau nhiều hơn so với những loài không độc.

Thông thường côn trùng cắn có độc sẽ gây ra cảm giác châm chích sưng tấy đỏ tại chỗ. Nhiều trường hợp bé bị côn trùng cắn sưng mủ, tiết dịch, nổi mụn nước và lúc này ngứa không còn là mối quan tâm lớn nhất nữa.

Một số trường hợp, bé nhạy cảm với nọc độc của côn trùng sẽ xuất hiện cảm giác đau nhói, có thể gây ra phản ứng dị ứng còn được gọi là sốc phản vệ. Lúc này các mẹ bỉm sữa cần quan sát thật kỹ bởi rất có thể xuất hiện các dấu hiệu như phù nề, khó thở ngứa phát ban (nổi mề đay). Trong nhiều trường hợp còn có thể gây sưng cổ họng, sưng lưỡi và khó thở.

bé bị côn trùng cắn
Vết đốt của các loài côn trùng có độc sẽ gây sưng tấy, mưng mủ…

Nhận biết vết cắn côn trùng không độc

Các loài côn trùng không độc thường chỉ cắn vào da bé để hút máu hoặc cắn để phòng vệ. Chính vì điều đó nên hầu hết các vết cắn của côn trùng không độc trên da bé sẽ gây ngứa khó chịu.

Các loài côn trùng cắn không độc sẽ có ít triệu chứng hơn. Bé sẽ bị ngứa và khó chịu ở cường độ cao, da bị nổi sần mề đay. Ở các vết cắn có thể xuất hiện màu đỏ hoặc những vết bỏng rộp. Tuy nhiên, các vết cắn này sẽ lặn đi sau thời gian ngắn.

Mặc dù là loài côn trùng cắn không độc. Tuy nhiên bạn cũng cần lưu ý một số loài côn trùng trung gian truyền bệnh như sốt rét, sốt Chikungunya, Rickettsial và cả bệnh sốt xuất huyết.

bé bị côn trùng cắn
Vết cắn của côn trùng không có nọc độc thường nhẹ, có thể gây đau nhức, ngứa, sưng đỏ tại chỗ

2. 3 thói quen tai hại không nên áp dụng khi bé bị côn trùng cắn

 2.1 Thoa nước bọt vào vết côn trùng cắn

Khi bé bị côn trùng cắn, các mẹ thường áp dụng kinh nghiệm dân gian dùng nước bột xoa lên vết cắn và nghĩ nó sẽ mang lại hiệu quả giảm sưng, giảm đau. Tuy nhiên, theo lời khuyên của bác sĩ, việc sử dụng nước bột thoa lên vết côn trùng cắn để chữa trị là không có cơ sở khoa học, thậm chí còn có thể gây ra nguy hiểm. Nước bột người trưởng thành chứa rất nhiều loại vi khuẩn khác nhau, khi bôi lên vết thương trên da bé có thể gây ra một số căn bệnh viêm nhiễm khó lường. 

 2.2 Thoa nước hoa, dầu gió, mật ong vào vết côn trùng cắn

Các mẹ thường truyền tai nhau về phương pháp dùng nước hoa, mật ong hay dầu gió để thoa khi bé bị côn trùng cắn. Điều này không có tác dụng kháng khuẩn mà thậm chí còn có thể gây ra một số kích ứng, viêm tấy cho vùng da bị côn trùng cắn của trẻ. 

Trong dầu xanh có chứa Methyl Salicylat nhanh thẩm thấu vào da bé, giảm đau khá hiệu quả tuy nhiên lại có thể gây ra kích ứng cho vùng da nhạy cảm, non nớt của trẻ. Nguy hiểm hơn, khi bạn thoa dầu ở một diện rộng, sức nóng của dầu có thể làm rối loạn thân nhiệt của trẻ rất nguy hiểm. Vì vậy, thay vì thoa dầu xanh các mẹ có thể sử dụng một số loại kem bôi chứa hoạt chất kháng viêm, giảm ngứa được bán ở các hiệu thuốc uy tín để đảm bảo an toàn, hiệu quả cho làn da bé.  

 2.3 Chờ cho vết cắn tự hết mà không xử lý

Trẻ nhỏ có làn da mỏng manh là đối tượng thu hút các loài côn trùng tìm đến và tấn công. Nhiều mẹ xem nhẹ việc bé bị côn trùng cắn, để những vết cắn này tự lành. Tuy nhiên, các chuyên gia khuyến cáo, vì hệ miễn dịch của trẻ nhỏ còn non yếu nên vết côn trùng cắn có nguy cơ nhiễm khuẩn rất cao. Ngoài ra, khi trẻ bị côn trùng đốt, sẽ gây cảm giác ngứa ngáy khó chịu, theo phản xạ tự nhiên bé sẽ dùng tay để gãi, cào khiến hàng rào bảo vệ da bị tổn thương, tạo điều kiện cho vi khuẩn dễ dàng tấn công và lan rộng ra.

Một số trường hợp nguy hiểm hơn, nọc độc của côn trùng có thể gây các triệu chứng như sốt, ngứa, phát ban, vàng da, co cứng cơ,… đặc biệt, nọc của các loại chân đốt như nhện, bọ cạp, rết,… chứa chất độc thần kinh hay men gây sưng phồng, mất kết tập tiểu cầu gây rối loạn đông máu đe dọa đến tính mạng của bé. Vì vậy, khi bé bị côn trùng cắn các mẹ không nên chủ quan mà cần xử lý kịp thời bằng những biện pháp an toàn và hiệu quả. 

2. Cách xử lý khi bé bị côn trùng cắn

Làn da của bé vốn rất mỏng manh và nhạy cảm, chính vì thế nên khi bị côn trùng cắn da của trẻ dễ bị kích ứng. Các chuyên gia y tế đã khuyên rằng, khi bé bị côn trùng cắn dù là có độc hay không độc thì trong vòng 6 giờ sau đó sẽ là thời điểm vàng để xử lý ngăn chặn nguy cơ nhiễm khuẩn, suy giảm miễn dịch ở trẻ

Để xứ lý khi bé bị côn trùng cắn sưng mủ, sưng đỏ hay sưng tấy. Các mẹ bỉm sữa cần thực hiện theo 3 bước sau:

Bước 1 – Vệ sinh vết cắn

Điều đầu tiên mà bạn nên làm chính là loại bỏ côn trùng, lông lá hoặc các vết bụi bẩn bám trên da bé. Bởi rất có thể những thành phần này sẽ chà xát lên vết đốt, gây sưng và đau hơn cho trẻ. Riêng đối với những loài côn trùng có độc cần phải loại bỏ ngòi, kim… của côn trùng đó còn sót lại trên da bé.

Tiếp đến bạn rửa sạch vùng da của trẻ bị côn trùng cắn thật nhẹ nhàng bằng nước sạch và xà phòng dành cho bé có khả năng diệt khuẩn.

Bạn lưu ý, không nên dùng tay hay bất cứ vật dụng nào bóp, ép, nặn hay gãi lên vết cắn vì có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng, thâm và sẹo da.

bé bị côn trùng cắn
Loại bỏ bụi bẩn vùng côn trùng đốt của bé sau đó vệ sinh bằng nước sạch và xà phòng

Bước 2 – Xử lý giảm sưng giảm ngứa

Sau khi đã tiến hành các bước vệ sinh vết côn trùng đốt trên da bé, bạn có thể can thiệp để làm dịu cơn đau ngứa cho trẻ. Có rất nhiều cách để thực hiện làm dịu cơn đau và giảm ngứa cho trẻ:

  • Chườm đá lạnh lên vết sưng tấy của trẻ từ 5 – 10 phút và lặp lại một vài lần để làm giảm cơn ngứa cho trẻ. Bạn nên lưu ý đến thời gian giữ đá trên da bé nếu giữ 1 vị trí quá lâu có thể làm bỏng lạnh. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng một số nguyên liệu giảm sưng giảm ngứa khác như muối trắng, mật ong, nha đam…
  • Bạn có thể sử dụng thuốc bôi côn trùng cắn cho bé để làm dịu cơn ngứa và giảm sưng tấy. Tuy nhiên, mẹ bỉm sữa cần phải lưu ý không được bôi vào các vết cắn hở, sử dụng loại thuốc bôi chuyên biệt phù hợp với da bé và không được lạm dụng. Đồng thời tránh để trẻ quấy khóc và để thuốc dính vào mặt, miệng.
  • Trong trường hợp trẻ bị đau, bạn có thể cho trẻ có thể sử dụng thuốc giảm đau phù hợp. Nếu bị dị ứng có thể sử dụng thêm thuốc kháng histamin để giảm ngứa. Bạn cần lưu ý phải có sự tham vấn của bác sĩ trước khi cho trẻ sử dụng thuốc, không được tùy tiện cho trẻ dùng thuốc.
bé bị côn trùng cắn
Chườm đá, dùng thuốc hoặc một số phương pháp phù hợp để làm giảm cơn ngứa

Bước 3 – Nhờ can thiệp điều trị của bác sĩ

Thông thường, vết cắn của các loài côn trùng không có độc thì bé sẽ tự khỏi sau vài ngày. Tuy nhiên, nếu trẻ có những dấu hiệu dưới đây thì bạn cần phải nhanh chóng đưa trẻ đến các cơ sở y tế càng sớm càng tốt để kịp thời chữa trị:

  • Bé bị côn trùng cắn sưng mủ, phát ban nổi mụn nước hoặc thâm đỏ khắp da.
  • Vết côn trùng cắn có dấu hiệu của nhiễm trùng như chảy máu, sưng tấy đỏ và lở loét.
  • Trẻ bị sưng mặt, khó thở và buồn nôn hoặc nôn.
  • Trẻ có biểu hiện mệt mỏi, chóng mặt, ngất xỉu, sốt cao, có chấm xuất huyết hoặc tim đập nhanh.
  • Trẻ có tiền sử các phản ứng dị ứng đe dọa đến tính mạng như sốc phản vệ
bé bị côn trùng cắn
Đưa bé đến cơ sở y tế điều trị nếu vết côn trùng đốt xuất hiện các dấu hiệu bất thường

4. Một số biện pháp giúp hạn chế trẻ bị côn trùng cắn

Bên cạnh việc xử lý vết côn trùng cắn đúng cách cho trẻ, bạn cũng có thể áp dụng một số biện pháp kết hợp để hạn chế trẻ bị côn trùng cắn.

  • Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ và thường xuyên để hạn chế điều kiện sinh sôi phát triển cho các loại côn trùng gây hại cho trẻ như muỗi, rệp, kiến, gián…
  • Cho trẻ ngủ màn vào bất kỳ thời gian nào trong ngày để hạn chế muỗi đốt và sự tấn công của nhiều loài côn trùng nguy hiểm khác. Bên cạnh đó cần kết hợp vệ sinh chăn màn, khu vực ngủ của trẻ để không chiêu dụ nhiều loại côn trùng gây hại đến gần khu vực sinh hoạt thường xuyên của bé.
  • Hạn chế cho bé sử dụng nước hoa và những quần áo sáng màu đặc biệt là lúc ngủ để giảm nguy cơ bị côn trùng tấn công (Đặc biệt là ong).
  • Hạn chế những ổ nước ứ đọng thu hút muỗi và là nơi lý tưởng để muỗi sinh sản, phát triển.
  • Sử dụng một số biện pháp đuổi côn trùng an toàn (các nguyên liệu thiên nhiên có mùi hương mà côn trùng rất sợ) để hạn chế sự xuất hiện của nhiều loại côn trùng trong nhà bạn.
  • Sử dụng Permethrin để ngâm quần áo xua đuổi côn trùng. Hay bạn cũng có thể sử dụng vitamin B1 để chống côn trùng do có mùi đặc trưng.
  • Thường xuyên dùng thuốc chống côn trùng cho bé. Sử dụng các sản phẩm chất lượng, uy tín tại các hiệu thuốc lớn, có thương hiệu, lựa chọn loại thuốc phù hợp với loại côn trùng bạn muốn tiêu diệt.
  • Khi cho trẻ ra ngoài, cho trẻ mặc quần áo kín đáo, không để bé đi chân trần hạn chế bị côn trùng cắn. 
  • Không nên sử dụng các loại xà phòng hoặc sữa tắm quá thơm, điều này sẽ thu hút các loại côn trùng bay đến và đốt trẻ.  
  • Đậy kín thức ăn khi bạn ra ngoài tránh côn trùng bay vào và vấy bẩn. 
  • Dạy bé biết cách tránh các loại côn trùng hạn chế tìm bắt, trêu chọc côn trùng. 
  • Nếu nhà bạn nuôi thú cưng, đảm bảo rằng chúng luôn sạch sẽ, không có bọ vét, bọ ve. 

5. Những loại thuốc côn trùng phù hợp cho bé

Trên thị trường hiện nay có hai loại thuốc phổ biến đuổi côn trùng phù hợp sử dụng cho các bé gồm thuốc sử dụng trực tiếp trên da và thuốc sử dụng trên quần áo. 

5.1 Thuốc chống côn trùng cho da: DEET

Đối với loại thuốc này, bạn hoàn toàn có thể yên tâm khi sử dụng trực tiếp trên làn da của trẻ với các hợp chất an toàn như N,N-Diethyl-meta-toluamide (Diethyltoluamide). Thường được viết tắt là DEET, không gây kích ứng, hiệu quả nhanh trên da trẻ. 

 5.2 Thuốc chống côn trùng cho quần áo: Permethrin

Bạn có thể sử dụng những loại thuốc này trên quần áo của trẻ nếu không muốn để da trẻ tiếp xúc quá nhiều với thuốc. Các thành phần tự nhiên, không gây hại cho da cũng như sức khỏe của bé bị côn trùng cắn nên bạn hoàn toàn có thể yên tâm. 

Cả hai loại thuốc trên đều có thể giúp trẻ tránh nguy cơ bị côn trùng đốt. Trước khi sử dụng, bạn nên đọc thật kỹ hướng dẫn sử dụng của nhà sản xuất để mang lại hiệu quả tốt nhất khi dùng. 

Hi vọng với những chia sẻ trên bạn sẽ có được những cách xử lý phù hợp khi trẻ bị côn trùng cắn. Bên cạnh đó, bạn cũng có thể sử dụng biện pháp diệt côn trùng của Công ty USA Pest Control chúng tôi là đơn vị đến từ Mỹ với hơn 70 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực diệt côn trùng, hiện đã có mặt tại nhiều quốc gia trên thế giới, mang đến cho bạn không gian sống trong lành, an toàn. Đội ngũ nhân viên của công ty được đào tạo bài bản, chuyên nghiệp, theo học nhiều khóa học chất lượng đảm bảo toàn bộ quy trình diễn ra nhanh chóng, chuyên nghiệp không gây ảnh hưởng đến sức khỏe và môi trường xung quanh. Hãy liên hệ ngay đến USA Pest Control để được nhân viên tư vấn nhiệt tình sớm nhất. 

Công ty USA Pest Control

Trụ sở chính606/64 Quốc Lộ 13, Phường Hiệp Bình Phước, Thành Phố Thủ Đức, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam

TP.HCM: Tầng 46 tháp tài chính Bitexco , số 2 Hải Triều, Quận 1, P.Đa Kao, Quận 1,HCM

Hà Nội: Tầng 13 tháp Hà Nội Tower , 49 Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Hoàn Kiếm, Hà Nội

USA: 2318 Parker Ave., Silver Spring, Maryland City , USA – Phone: (866) 262-9125

Hotline 24/7: 09.7474.1196

Email: USA@dietcontrung.com.vn

Website: https://dietcontrung.com.vn/ 

Không còn nỗi lo về rắn với 6 Cách đuổi rắn ra khỏi nhà cực dễ

Rắn là loài vật khá phổ biến thường xuất hiện ở những quốc gia nhiệt...

Top 11 Cửa hàng bán thuốc diệt côn trùng uy tín chất lượng

Mua thuốc diệt côn trùng nên tìm đến địa chỉ nào uy tín để đạt...

Côn trùng là gì? Phân loại các loài côn trùng theo hình thức phát triển

Côn trùng là gì? là loài thuộc nhóm động vật có số lượng đa dạng...

Quy trình kiểm soát côn trùng của USA Pest Control

Quy trình kiểm soát côn trùng của công ty diệt côn trùng USA Pest Control...

25+ cách diệt côn trùng tại nhà hiệu quả cực cao

Bạn đang tìm những cách diệt côn trùng tự nhiên tại nhà mà không cần...

Vòng đời của côn trùng là gì? Các kiểu biến thái của côn trùng

Côn trùng thuộc nhóm động vật có số lượng đa dạng nhất hành tinh. Trên...